Tài   liệu   Tham   khảo    

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại TPHCM pptx (Trang 48 - 51)

 

(1) cần có một cách thức quản lý mới nhân hộ khẩu, như thông qua mạng, máy vi  tính, trao đổi thông tin giữa các tỉnh và thành phố. 

(2)  một sự công khai sâu rộng và thực hiện công bằng hơn các quy định về quản  lý nhân hộ khẩu; qua đó góp phần đẩy mạnh CCHC trong lĩnh vực an ninh,  trật tự trị an.   

 

Nhận thức về sự thay đổi vị trí từ cán bộđịa phương thành công chức nhà nước

Sự thay đổi vị trí từ cán bộ địa phương thành công chức nhà nước chưa được nhiều  viên chức địa phương nhận thức rõ tác dụng đối với việc nâng cao vị trí của họ hay  cải tiến chất lượng dịch vụ công họ đang thực hiện. Họ cũng không thấy rõ điều này  ảnh hưởng gì nhiều đến quan hệ giao tiếp hay dịch vụ của họ với người dân. Phần  lớn cán bộ cho rằng thay đổi lớn nhất là họ an tâm hơn vì chế độ lương rõ ràng hơn,  chắc chắn hơn vì  được hưởng lương ngân sách của chính phủ thay vì từ các nguồn  thu của địa phương. Điều này đảm bảo cho họ các quyền lợi an sinh xã hội và phúc  lợi xã hội khi thôi việc hay sau khi nghỉ hưu. 

Đề xuất các biện pháp cải tiến và đẩy mạnh CCHC

Qua các trưòng hợp điển hình về các bất cập trong việc thực hiện CCHC công tại hai  địa phương được chọn khảo sát như trên, từ các nhóm thảo luận có thể tóm tắt lại như  sau một số đề xuất về một số cải tiến, điều kiện để đẩy mạnh CCHC công tại TPHCM:   

- Cần tính đến sự khác biệt giữa khu vực dân cư ổn định và không ổn định (do đô  thị hoá và di dân với tốc độ nhanh) khi phân cấp quản lý, cụ thể ở phân chia lại  điạ giới hành chính, phân bổ số lượng cán bộ/ công chức, khoán quỹ lương, bằng  cách cụ thể hoá, đa dạng hóa hơn nữa các quy chuẩn. 

- Phân cấp sâu và rộng hơn nữa cho cấp phường/ xã trong việc thực hiện các công  trình cải thiện hạ tầng cơ sở, y tế, dịch vụ nhà  đất, tư pháp, cấp giấy phép sản  xuất‐ kinh doanh.v..v.. 

- Tăng cường các kênh truyền thông phổ biến kiến thức pháp luật, các văn bản 

dưới luật, các quy  định (nhất là về an ninh trật tự, quản lý nhân hộ khẩu, giao  thông, kinh doanh, các quan hệ dân sự, hôn nhân – gia đình). 

- Tăng cường tính minh bạch, công khai, công bằng song song với đơn giản hoá thủ 

tục, điều kiện quy định và cách thức thực hiện trong các mảng công việc liên quan  đến quyền lợi của người dân, nhất là dân nghèo, như: đăng ký, nhập hộ khẩu cho  người nhập cư, cấp số nhà, hợp thức hoá nhà đất. 

- Đẩy mạnh hơn nữa sự rõ ràng trong phân công phân nhiệm cho các ngành, các 

- Cải cách chế độ tiền lương và xử phạt nghiêm khắc các sai phạm. 

- Tăng cường sự trong sáng và chính xác của các từ ngữ sử dụng trong các văn bản 

pháp quy. 

- Tăng cường mối quan hệ, phối hợp giữa các cấp Thành phố, quận/ huyện,  phường/ xã, thông qua kênh thông tin nhanh nhạy, kịp thời, trên cơ sở phân  nhiệm phân công rõ ràng hơn và tính chịu trách nhiệm cao hơn của từng cấp đối  với cấp trên hoặc cấp dưới và với những người dân có liên quan. 

- Tăng cường hơn nữa sự giám sát, kiểm tra của cấp trên đối với kết quả công việc 

của cấp dưới, bằng cách trực tiếp tiếp xúc với người dân, nhất là dân nghèo, với  cá nhân hoặc qua họp nhóm thảo luận giống như lần đánh giá giảm nghèo PPA  lần này. Việc gặp và kiểm tra cần trực tiếp, do cấp trên chọn ngẫu nhiên thay vì  qua chính quyền địa phương, để khách quan hơn, ngăn ngừa sự chuẩn bị có tính  đối phó nhằm che dấu khuyết điểm, thiếu sót của chính quyền địa phương. 

Phần 6: Di dân và các Vấn đềĐô thị

Phn 6: Di dân và các Vn đề Đô th

Tóm tắt ý chính

Một số thông tin quan trọng nhất ghi nhận được về các quan tâm của cộng đồng về các vấn đề di  dân và đô thị hóa tại hai quận huyện khảo sát có thể được tóm tắt như sau: 

‐ Có khoảng 34% ‐ 40% dân số không có hộ khẩu thường trú (đặc biệt ở một xã của huyện Bình  Chánh, tỉ lệ này lên đến 65%) 

‐ Từ năm 1999 đến nay, số cư dân của các khu vực khảo sát tăng khoảng 28% – 39% (có một xã  của huyện Bình Chánh tỉ lệ tăng dân số lên đến 64%)  

Các hệ quả của tình trạng thiếu hộ khẩu thường trú một lần nữa lại được người dân nêu ra (tương  tự như lần đánh giá nghèo năm 1999 và tham khảo ý kiến cộng đồng về Chiến lược tăng trưởng  và giảm nghèo năm 2002), như: không bình đẳng quyền lợi trong tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức  khoẻ, thụ hưởng chương trình Xoá đói giảm nghèo, các chương trình tín dụng và các hỗ trợ xã hội  khác cũng như phải trả các chi phí cao cho điện, nước và các phí tổn cho gia hạn đăng ký tạm trú.   Ngoài ra, trong khi người nhập cư là người phải gánh chịu sự thiếu an toàn do tình trạng cư trú  tạm thời của họ thì người dân nghèo tại chỗ là những người bị  ảnh hưởng bởi các dự án quy  hoạch  đô thị lại phàn nàn nhiều về tình trạng bấp bênh, không  ổn  định, thiếu sự công khai rõ  ràng, thiếu tư vấn cộng đồng và sự chậm trễ, kéo dài (trong một số trường hợp đến hơn 5 năm)  của các dự án thuộc quy hoạch “treo”. 

Các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội không căn cứ trên số cư dân hiện đang sinh sống tại địa  phương (vì chỉ có lực lượng công an nắm số liệu về số dân nhập cư để quản lý trật tự trị an) mà  chỉ căn cứ trên số dân có đăng ký thường trú. Các kế hoạch này vì thế không theo hướng giảm  nghèo, chí ít là xét trên khía cạnh không tính đến các nhóm dân nghèo mới di chuyển từ nông  thôn vào thành phố. Cũng vì thế, người nhập cư là người nghèo không được nhận diện. 

Tuy nhiên, nếu so sánh với các cuộc đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng trước đây, có  sự thay đổi đáng ghi nhận nhất về thái độ của các lãnh đạo và viên chức  các cấp là hiện nay nhiều  người cởi mở chấp nhận có những thiếu sót trong cách tiếp cận hiện hành, công nhận nhiều hơn  các quyền lợi bình đẳng của người nhập cư với tư cách là những công dân Việt Nam như là những  người Việt Nam khác, nhìn nhận vai trò quan trọng của họ trong sự phát triển kinh tế của Thành  phố và vì thế cần có sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt hơn các quy định về đăng ký cư trú.  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Di dân là một trong những chủ  đề  được sự quan tâm của cán bộ, viên chức chính  quyền và đoàn thể ở cả 3 cấp thành phố, quận/ huyện, phường/ xã của TPHCM, nhất  là ở nơi có tốc độ đô thị hóa “nhanh đến chóng mặt” (lời một cán bộ Ban chuyên trách  Xoá đói giảm nghèo huyện Bình Chánh) theo tiến trình công nghiệp hóa như huyện  Bình Chánh.  

Sự thay đổi nhận thức về tính chất, tác động và hệ quả của di dân nông thôn -

đô thị

Điều khác biệt lớn nhất so với các cuộc  đánh giá nghèo trước đây vào năm 1999 và  2001 là nhiều cán bộ địa phương có cách nhìn khác hơn về tác động của di dân nông  thôn ‐ đô thị và vai trò của người nhập cư vào TPHCM, theo hướng cởi mở, tích cực  hơn. Các thử thách và khó khăn được nêu ra khá nhiều cho công tác quản lý nhân hộ  khẩu, an ninh trật tự, ngân sách đầu tư cho giáo dục, y tế, hạ tầng cơ sở. Theo nhiều  cán bộ địa phương tham dự thảo luận đó là do sự bất cập giữa nhu cầu và mức độ  đáp ứng vì hạn chế của kinh phí, số lượng cán bộ và sự thiếu cập nhật hóa kịp thời  của công tác thống kê.  

Tuy nhiên, lần này, nhiều cán bộ viên chức xác  định rõ cách nghĩ của họ về người  nhập cư một cách cởi mở, sẳn sàng tiếp nhận và thân thiện hơn. Họ cho rằng “chúng ta 

cần xóa bỏ thành kiến về dân nhập cư; ngay cả cách dùng từ dân nhập cư cũng cho thấy có sự 

kỳ thị, khiến cho họ có nhiều mặc cảm.”; do đó, “ chúng ta nên chú ý thay đổi cả cách dùng từ 

ngữ.” (một lãnh  đạo cấp  ủy thị trấn An Lạc – huyện Bình Chánh, trong thảo luận  nhóm lãnh đạo chính quyền, đoàn thể). Cách nghĩ theo hướng nhận thức rõ hơn quy  luật khách quan của hiện tượng di dân cũng  được thể hiện rõ hơn các cuộc nghiên  cứu PPA trước đây, như “xưa nay ở Việt Nam ta có câu đất lành chim đậu, chúng ta cũng 

biết vậy, song công an và các ban ngành của chính quyền vẫn cố gắng hạn chế nhập cư, nhưng 

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại TPHCM pptx (Trang 48 - 51)